Home Cách trồng cây khác Hoa giấy – kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa giấy

Hoa giấy – kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa giấy

373
0

Hoa giấy – kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa giấy

Hoa giấy rất dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa giấy như nào cho đúng chuẩn. Hãy cùng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về loại cây hoa giấy nhé.

Hoa giấy rất dễ chăm sóc

Nguồn gốc xuất xứ của cây hoa giấy

  • Cây hoa giấy còn có tên gọi khác là cây bông giấy, móc diều, mai tam giác..
  • Tên khoa học là Bougainvillea
  • Thuộc họ cây báo xuân, chi thực vật.
  • Nguồn gốc xuất xứ từ vùng miền Trung Nam Mỹ từ Brazail về phía tây tới Peru sau đó về tới miền nam Argentina ( tỉnh Chubut).

Đặc điểm của cây hoa giấy

  • Thân cây dạng leo có gai leo bò trườn theo chiều cao từ 1 đến 12m.
  • Lá hình đơn mọc so le, phiến lá hình trứng nhọn ở cuống lá, chiều dài từ 4-13cm, rộng 2-6cm.
  • Hoa có cánh tràng hợp lại thành ống hẹp, trên loe rộng chia thùy ra đều nhau, màu tín và có lông phía ngoài. Hoa thực sự khá nhỏ có màu trắng. Mỗi cụm có 3 bông hoa được bao quanh bằng 3 hoặc 6 lá bắc. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như màu hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng hoặc màu vàng.
  • Cây hoa giấy cũng có quả như các loại hoa khác, quả dạng tròn, hạt màu nâu hung bóng.
Hoa giấy có những ống nhụy khá lạ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa giấy

Hoa giấy có thể ra hoa quanh năm, tuy nhiên không phải khi nào cây cũng xanh tốt. Muốn cho hoa xanh tốt, ra hoa quanh năm, cần nắm vững một số kiến thức để chăm sóc cây như sau:

  • Thời điểm gieo trồng: thích hợp nhất để gieo trồng vào tháng 4 đến tháng 9 hằng năm.
  • Đất trồng: nên trồng hoa giấy nơi đất Akadama hạt vừa và đất mùn.
  • Ánh sáng: cây ưa sáng nên trồng cây nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến để cây có khả năng quang hợp tốt.
  • Đổi chậu trồng: sau khi cây phát triển xanh tốt hơn nên đặt cây sang chậu khác lớn hơn nhưng vẫn giữ lượng đất trồng như trên. Rễ cây trưởng thành rất dễ bị tổn thương nên thận trọng việc di chuyển tránh làm ảnh hưởng đến rễ cây gây chất cây.
  • Cây được trồng trong đất có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nên vươn rất cao. Đến khi cành già mới cho hoa ở đầu cành. Nếu muốn cây ra hoa nhiều nên trồng cây nơi đất khô cằn, tưới ít nước khi cây phát triển cao.
  • Nên trồng cây cây trong chậu khoảng 1 đến 2 năm là thay chậu. Cần rũ hết đất, cắt bớt rễ cây rồi trồng sang chậu mới để cây hấp thu được dinh dưỡng mới nuôi cây.
  • Trường hợp cây xanh tốt quá cần cắt bỏ vợi cành, bẻ lá để cây luôn trong điều kiện khắc khổ mới cho nhiều hoa.
  • Nhân giống: phương pháp nhân giống được dùng phổ biến nhất trên cây hoa giấy là giâm cành. Cắt cành bánh tẻ chừng 10cm, ngâm vào dung dịch chất khoáng rồi đem trồng là có thể nhân giống. Thời điểm thích hợp nhất để nhân giống là tháng 5 đén tháng 7.
  • Nhiệt độ: cây không chịu được nhiệt độ quá lạnh, vì thế mùa đông nên cho cây vào nơi ấm áp, tưới nước để cành phát triển dễ dàng ra hoa. Cây chịu được nhiệt độ cao, vì thế cây thích hợp ra hoa vào mùa hè.
  • Tưới nước: khi mới bắt đầu trồng nên tưới nước cho cây mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát để cây sinh trưởng tốt hơn. Khi cây trưởng thành đến lúc ra hoa thì không cần tưới nhiều nước. Đặc biệt cần có chế độ thoát nước tốt cho cây để cây không bị ngập úng.

Ngăn ngừa và phòng trừ sâu bệnh hại cây

Cây hoa giấy sinh trưởng và phát triển khá nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Chính vì thế nên khả năng kháng bệnh của cây rất tốt, người trồng không cần bận tâm về vấn đề sâu bệnh hại cây nhé.

Chỉ nên chú trọng trong việc chọn giống cây cho tốt, trước khi trồng cây trong chậu cũng như ngoài vườn cần làm sạch khu vực trồng.

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here