Home Cách trồng cây khác Cây tùng – cách trồng và chăm sóc cây tùng

Cây tùng – cách trồng và chăm sóc cây tùng

536
0

Cây tùng được rất nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh ngay trước sân nhà. Cây không chỉ có tác dụng làm cảnh mà còn đem lại nhiều giá trị phong thủy nữa.

Đặc điểm nổi bật của cây tùng

  • Hình dáng cây to khỏe, thô mộc thường mọc trên các vùng núi cao chịu được sương giá. Nên cây còn là biều tượng của sự chính trực của các bậc quân tử.
  • Có tới 50 loài cây tùng được trồng ở VIệt Nam ta. Nhưng phổ biến nhất vẫn là 6 loại chính sau được phân bố rộng khắp từ Nam ra Bắc. Để phân biệt cây tùng ta dựa vào việc chia lá vảy và lá kim.
  • Cây tùng la hán nhỏ: lá cây khá nhỏ, bộ lá dày và màu xanh đậm. Cây cao từ 15 đến 20m, thân dáng cây đứng thẳng khá vững trãi.
  • Tùng cối: loại cây tùng này còn có tên gọi khác là cây duyên tùng. Cây gần như là loại phổ biến nhất trong các loại cây tùng ở VIệt Nam. Loại cây này có lá dạng kim cành mọc ra nhiều nhánh dày và rậm rạp. Lá cây có màu sẫm hơn các giống cây tùng khác.
  • Tùng liễu: lá dài hình kim nhưng hay rủ xuống như lá cây liễu khá độc đáo. Cây được lựa chọn trồng nhiều gần hồ nước tỏa bóng xuống nước khá đẹp mắt.
  • Cây bạch tùng đầu: còn có tên gọi khác là cây thông nàng. Dáng cây nhỏ nhắn hơn các loại cây tùng khác, lá cây nhìn khô hơn.
  • Cây tùng đuôi ngựa: cây có loại 2 lá, 3 lá, 5 lá. Trong số đó loại 5 lá được ưa chuộng trồng nhiều nhất.
cay-tung-thap-2
Hình ảnh cây tùng thấp

Cách chăm sóc cây tùng

  • Nhân giống: việc nhân giống cây tùng chủ yếu được lựa chọn bằng phương pháp vô tính giâm cành hoặc chiết cành. Cành được giâm chiều cao sẽ lên đến 15cm trở lên. Sau 1 tháng có thể đem cây ra bên ngoài trồng các bầu cho dễ chăm sóc. Các cây giống cần khỏe mạnh, chiều cao trung bình chừng 1m sẽ được đem đi trồng.
  • Đất trồng: loại đất trông phù hợp nhất là 3 phần đất cát, 2 phần xơ dừa, 2 phần đất thịt. Đây là tỉ lệ phù hợp với tất cả các loại cây cảnh bonsai khác.
  • Phương pháp chuyển chậu: cây nào cũng cần chuyển chậu để cây hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Khi cắt bầu cần nhẹ nhàng cắt phần rễ không làm xước bộ rễ. Các cây nhỏ không được làm vỡ bầu đất. Trước khi tiến hành chuyển chậu cần đưa chậu vào nơi râm mát nửa ngày. Hàng ngầy tưới cho cây bằng bình xịt. Để lỗ thoát nước cho cây không được ngập úng.
  • Chống sâu bệnh cho cây tùng: cây ưa sáng nên trồng cây nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến. Nếu lá cây có màu đen chứng tỏ cây đang thiếu khả năng quang hợp. Cần chuyển cây ra nơi có ánh sáng rồi tiến hành bón phân Dinamic cho cây.
  • Bệnh mốc trắng rễ: đất không sạch hoặc lây lan từ các cây bệnh khác. Ngăn ngừa chữa trị bệnh này cần dùng thuốc diệt nấm, cạo hết mốc trắng ở thân cây. Bôi thuốc trực tiếp vào chỗ bị bệnh này.
  • Bệnh rệp trắng: cây tùng la hán thường bị bệnh rệp trắng xuất hiện nhất. Cành là chỗ bệnh trú ngụ nhiều nhất khiến cây dễ bị chết. Khi rệp xuất hiện sẽ ăn hết phần ngọn cây. Cần phun thuốc pha lẫn nước phun toàn bộ cây cứ 2 tháng phun 1 lần.

Trên đây là cách phân loại các loại cây tùng ở Việt Nam cho các bạn lựa chọn. Cách phòng trừ sâu bệnh và cách chăm sóc cây cho đúng chuẩn. Hãy lựa chọn cho gia đình mình một cây tùng đẹp, chăm sóc đúng cách để có một cây cảnh bonsai khỏe mạnh, lá xanh tốt

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here