Home Cách trồng cây khác Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ lọc không khí

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ lọc không khí

258
0

Cây Lưỡi hổ có tác dụng lọc không khí và giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân nên bạn hãy tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ lọc không khí để nhà bạn sạch và trong lành hơn

1. Vài nét về cây lưỡi hổ lọc không khí

Xem thêm: Một loại cây khác cũng lọc được không khí, xem thêm cây lọc không khí như cây lan ý tốt, mặt khác cây lan ý phong thủy còn mang lại may mắn tài lộc dành cho gia chủ. Lan ý là loại dễ trồng dễ chăm sóc.

_  Cây lưỡi hổ có nhiều loại: lưỡi cọp vàng, lưỡi cọp đỏ, lưỡi cọp vằn…

_ Cây lưỡi hổ là loài cây có nguồn gốc từ nơi khô cằn, chịu được khô hạn kéo dài. Tuy nhiên cây trồng này lại có khả năng chịu rét kém

_  Cây lưỡi hổ dễ trồng, dễ sống nhưng lại có tác dụng vô cùng lớn

_ Cây lưỡi Hổ khi trao đổi chất thì sử dụng crassulacean cây hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM).

_ Cây lưỡi hổ có khả năng làm sạch không khí, giúp chúng ta giảm stress, cải thiện tâm trạng rất tốt.

_ Lưỡi hổ còn được chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác, với hàm ý chúc may mắn, cầu bình an và tài lộc cho người nhận bạn có thể đặt chậu cảnh lưỡi hổ ở ban công, ngoài hiên nhà, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

2. Cách trồng cây lưỡi hổ lọc sạch không khí

Có hai cách nhân giống là tách bụi cây nhân lúc thay chậu đối với cây già và có viền màu vàng, hoặc giâm bằng những khúc lá.

_ Đất trồng: Là đất giàu dinh dưỡng, bạn có thể trộn 2 phần đất thường với 1 phần đất mùn, lá mục và một ít phân chuồng ủ hoai hoặc phân hữu cơ khác.

Giống cây lưỡi hổ : Bạn có thể chọn cách tách bụi lấy những đoạn thân hoặc rễ có mầm hoặc giâm bằng lá

_ Cách trồng : Để giâm lá bạn có thể chọn một lá non khỏe và có màu đẹp để cắt ngang sát gốc. Các bạn cắt thành khúc dài 5cm và để tự liền sẹo. Sau đó chôn các khúc lá khoảng ½ vào chậu.

Đặt chậu vào nơi nóng (22 độ C) và tưới rất ít.

3. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ lọc không khí

_ Nhiệt độ trồng cây lưỡi hổ :  giữ cây sợ rét này ở nơi nhiệt độ ôn hòa, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển từ 18-30 độ C, không thấp hơn 13 độ C nếu nhiệt độ này kéo dài quá lâu, cây có thể chết.

 _ Ánh sáng : Là loài cây sống trong điều kiện khô nóng, chịu được ánh nắng trực tiếp giữa trưa. Tuy nhiên, Cây Lưỡi Hổ  vẫn thích nghi tốt với điều kiện bóng râm hoặc bán râm.

Nước: Đây là loại chịu hạn khá tốt, nhu cầu nước không cao. Vào mùa đông, có thể tưới nước 1 tháng/lần, vào mùa hè thì tưới nước thường xuyên hơn khoảng 1 tuần/lần.

Độ ẩm: thích nghi với độ ẩm trung bình, nếu độ ẩm quá cao sẽ gây thối rễ dẫn đến chết cây.

Phân bón: Cần bón phân giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Vào mùa xuân và mùa hè, mỗi tháng/lần bằng phân giàu potasse. Tránh bón phân vào mùa lạnh.

Các bệnh thường gặp của cây lưỡi hổ


 Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: dư nước.
 Lá bị thâm đen và mềm: nhiệt độ quá thấp.
 Ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác: ánh nắng chiếu vào qua cửa kính.
 Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn: thiếu ánh sáng.
 Lá con quá mềm: bón phân quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian

Trên là cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ lọc không khí, chúc bạn thành công!!!

Xem thêm: Các loại cây trồng trước nhà mang lại may mắn tài lộc dành cho gia chủ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here