Nhắc đến hoa bỉ ngạn người ta lại gợi nhớ lại câu chuyện buồn của đôi trai gái yêu nhau tha thiết mà không thể đến được bên nhau. Điều đặc biệt khiến người ta liên tưởng đó là hoa và lá cây không bao giờ gặp được nhau. Khi cây nở hoa thì lá trên cây rụng hết. Tuy nhiên hoa lại được người dân Nhật Bản coi trọng. Hoa bỉ ngạn có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Nhật Bản. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé.
Đặc điểm của loài hoa bỉ ngạn
- Hoa bỉ ngạn chủ yếu mọc hoang dại trên các sườn đồi, ven bờ sông, đường đi, bờ ruộng và đặc biệt tìm thấy loài hoa này nhiều nhất trong nghĩa địa.
- Cây có các thành phần thân, hoa, lá, củ. Củ của cây khá độc, trong củ có chứa chất thuộc nhóm alcaoid gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Người xưa kể lại rằng có người đã tự tử bằng cách ăn củ của cây hoa bỉ ngạn lúc đói. Chính vì thế mà người dân Nhật Bản cho rằng loài hoa này là điểm gở.
- Vào một ngày thời điểm mặt trời chiếu thẳng góc xích đạo phân chia độ dài ngày và đêm bằng nhau đó là lúc xuân phân và thu phân. Hoa bỉ ngạn sẽ nở vào lúc tiết trời chuyển thu phân. Theo lời Phật dạy trong thời gian 7 ngày người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp ông bà tổ tiên.
- Ở Nhật Bản lúc hoa nở là thời điểm họ đi thăm viếng, sửa sang mộ của những người đã khuất.
- Trong dân gian người ta nghĩ rằng hoa bỉ Ngạn chính là cửa ngõ để đi vào cõi chết.
- Hoa bỉ ngạn thích hợp với môi trường ấm áp, khi nhiệt độ nóng quá cây sẽ bị chết. Cây ưa ẩm nhưng khả năng chịu ngập úng thấp chính vì thế trồng cây cần có hệ thống thoát nước tốt cho cây để cây cho hoa đẹp hơn. Hoa không chịu được nơi có nhiều gió nhất là mùa đông nên trồng cây nơi khuất gió sẽ tốt hơn.
Hoa bỉ ngạn tượng trưng cho sự chia cách
- Hoa bỉ ngạn nở vào mùa thu, khi Nhật Bản có kỳ nghỉ lễ Ohigan chính là lúc thời tiết bắt đầu vào Thu phân 23/9. Trong tiếng Nhật gọi hoa này là Higanbana trong đó từ Higan trong tiếng Nhật có nghĩa là bờ bên kia tức là vùng đất của người đã khuất. Do đó kỳ nghỉ lễ này chính là thời điểm đi viếng mộ và cầu siêu cho những linh hồn đã khuất được siêu thoát.
- Xưa kia có hai yêu tinh là Manju và saka được lệnh canh giữ một loài hoa. Manju phụ trách việc canh giữ cánh hoa và Saka được nhiệm vụ bảo vụ phần lá. Nguyên tắc hai bộ phận này trên cây không được gặp nhau.
- Tuy nhiên do tình yêu quá lớn của 2 người nên hai yêu tinh phá vỡ luật để cho họ lén gặp nhau. Chuyện bại lộ, nữ thần mặt trời Amaterasu đã chừng phạt chúng bằng cách định đoạt 2 yêu tinh không bao giờ được gặp lại nhau. Chính vì thế mà hoa và lá không bao giờ gặp lại nhau cho dù lá xanh tốt khi ra hoa cũng tự rụng.
Hoa bỉ ngạn trong đời sống của người Nhật Bản
- Thân mọc sát nhau, chiều cao của thân từ 40-100cm, mỗi cây nở ra khoảng 5-7 nụ hoa. Khi các nụ hoa bung xòe hết cỡ các cánh hoa lan tỏa một màu đỏ rực ra các phía. Củ của cây cho chứa độc tốt nên người dân Nhật Bản sử dụng củ để bẫy các con vật làm hại mùa màng.
- Người Nhật Bản trồng các cây hoa ở nghĩa trang để xua đuổi các con vật tàn phá ngôi mộ khỏi sự quấy khá của động vật gặm nhấm.
- Hàng năm người Nhật tổ chức lễ hội hoa bỉ ngạn tại công viên Kinchakuda thuộc thành phố Hidaka tỉnh Saitama cuối tháng 9 đầu tháng 10. Một bầu trời đỏ rực trong một khung cảnh đẹp mắt. Thời gian đẹp nhất để ngắm nhìn hoa bỉ ngạn là lúc 10h sáng.
- Đây là thời điểm tổ chức lễ hội hoa lớn nhất của Nhật Bản. Thời điểm lễ hội kéo dài từ 16/9 đến 1/10, mở cửa từ 9h đến 16h hàng ngày với vé vào cửa là 60.000 đồng là có thể ngắm một bầu trời đỏ rực.