Home Cách trồng các loại hoa Cách trồng và chăm sóc cây tiểu hồng môn lọc không khí

Cách trồng và chăm sóc cây tiểu hồng môn lọc không khí

211
0

Cây tiểu hồng môn có hoa và lá hình trái tim mang ý nghĩa tình yêu bất diệt, và sự may mắn, bình an đến với chủ nhân ngoài tác dụng trang trí còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây tiểu hồng môn lọc không khí

1. Vài nét về cây tiểu hồng môn lọc không khí

Xem thêm: Cây trồng trong nhà khác như cây lan ý, lan ý gióng tiểu hồng môn, dễ trồng dễ chăm sóc, lan ý mang lại vượng tài dành cho gia chủ, chi tiết cách trồng lan ý

_ Cây tiểu hồng môn còn được gọi là cây hồng môn, vĩ hoa đỏ, buồm đỏ,.. chiều cao khoảng 20-60cm. Tiểu hồng môn xuất xứ từ Nam Mỹ.

_ Tiểu hồng môn thuộc loại cây thân thảo mọc thành bụi nhỏ, sống lâu năm. Lá tiểu hồng môn màu xanh thẫm, hình trái tim, Hoa hồng môn cũng có hình tim với nhiều màu rực rỡ: đỏ, hồng, trắng,….

_ Cây tiểu hồng môn ngoài tác dụng trang trí còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Những chiếc lá dầy, to bản có khả năng hấp thụ xylen, benzene, formandehit là những chất độc có thể gây ra nhiều bệnh cho con người đặc biệt là hô hấp, thậm chí cả ung thư

_ Cây hoa tiểu hồng môn ưa mát, chịu bóng tốt nên thường được lựa chọn làm cây cảnh trong nhà, được trưng trong phòng làm việc, bàn ăn, bàn trà, quầy lễ tân, bàn thu ngân, kệ tivi, giá sách, hoặc bàn học ở nhà phố, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, cơ quan, công sở…tạo không khí làm việc hứng khởi, giảm stress, tăng hiệu quả công việc.

2. Cách trồng cây tiểu hồng môn lọc không khí

Hồng môn là cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, ưa mát, chịu được bóng râm và độ ẩm cao

_ Có thể trồng cây từ gieo hạt, tách chiết cây con từ cây mẹ hoặc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá.

_ Với các cây con tách từ cây mẹ phải trồng từ tháng thứ 4 trở lên và phải có ít nhất 3 – 4 lá. Dùng dao sắc nhẹ nhàng tách cây con sát gốc, lấy rễ bèo tây bó lại ươm thêm một thời gian cho ra rễ rồi mới trồng vào chậu.

_ Đất trồng : đất phù sa tơi xốp, phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, trấu hun, xơ dừa… thành phần giá thể cho hoa hồng môn trồng chậu là 1/2 xơ dừa + 1/4 trấu hun + 1/4 phân chuồng hoai mục là phù hợp nhất.

Thời vụ và cách trồng cây hồng môn : Thời vụ trồng tốt nhất là trong tháng 3 dương lịch.

Cách trồng: Đặt cây vào giữa chậu, lấp kín giá thể đến ngang phần cổ rễ và nén chặt cho rễ tiếp xúc tốt, xếp chậu vào chỗ râm mát hoặc trong nhà lưới có mái che để cây khỏi bị héo do ánh nắng trực tiếp

3. Cách chăm sóc cây tiểu hồng môn lọc không khí

_ Nhiệt độ và độ ẩm : Độ ẩm thích hợp từ 70 – 80%, nhiệt độ từ 18 – 20oC.

 Nếu để chậu bị khô cây sẽ cho màu lá nhạt, ngược lại nếu tưới dư nước cây dễ bị thối do nhiễm bệnh.

Nhiệt độ thấp (dưới 15oC) cây sinh trưởng kém

Nhiệt độ cao (trên 30oC) cây bị vàng lá, cháy lá, thậm chí chết cây.

_ Nước cho cây hồng môn: Trong thời gian đầu nên tưới vừa đủ ẩm 1 – 2 ngày/lần, khi cây lớn và nhất là thời kỳ ra hoa có thể tưới 1 – 2 lần/ngày tùy theo điều kiện thời tiết nhưng không để chậu cây bị úng nước dễ sinh bệnh, chết cây.

Tưới nước cho tiểu hồng môn là nước không clo, không bị mặn, không vôi, không phèn. Nếu dùng nước máy thì nên để khoảng 2-3 ngày để clo bay hơi

Nếu trồng trong bình thủy sinh thì sử dụng nước máy là tốt nhất.

• Nếu trồng bình thủy sinh thì thay nước đồng thời bón phân luôn 7 ngày/lần.

_  Ánh sáng : cây tiểu hồng môn thích ánh sáng bán phần, không chịu được ánh sáng trực tiếp vì sẽ khiến cây bị cháy lá.

Ánh sáng phù hợp với tiểu hồng môn là khoảng 50% hoặc thấp hơn, nên cây thích hợp trồng trong nhà, nơi gần cửa sổ, cửa kính để sắc lá, sắc hoa đậm đà hơn.

Khi cây trồng trong nhà hàng tuần đưa cây ra ngoài trời quang hợp 1-2 lần, mỗi lần 1 buổi sáng.

_  Cách bón phân cho cây hồng môn : Bón phân tổng hợp NPK 16-16-8 cho cây khi thấy có biểu hiện vàng lá, kém phát triển. Ngoài ra bà con có thể phun thêm các chế phẩm như phân đầu trâu (tỷ lệ: 20-20-15 +TE), Atonik, B1…

_  Phòng trừ sâu bệnh cho cây hồng môn : Thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp phun phòng trừ các đối tượng dịch hại như nhện đỏ, sâu ăn lá, tuyến trùng, bệnh thối củ, thối gốc, thối thân…

_ Cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Hãy tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây tiểu hồng môn lọc không khí và mang thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn

Xem thêm về các loại cây trồng trong nhà tốt

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here