Giá trị kinh tế của cây bưởi.
Bưởi là cây mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay giống bưởi đang rất đa dạng, nhiều loại khác nhau và đặc điểm quả cũng khác nhau, thích hợp được với nhiều thời tiết và vùng miền. Vì thế mà cây bưởi đang và đã góp phần làm cho nền kinh tế nước nhà tăng lên đồng thời đời sống người dân trồng bưởi được cả thiện.
- Mức kinh tế mà cây bưởi mang lại chủ yếu là sản phẩm từ quả bưởi. Qủa bưởi mang lại nhiều lợi ích tốt cho con người, quả bưởi ăn vừa ngon, vừa có tính mát, vừa thanh nhiệt và lại tốt cho sức khỏe. Vì thế mà lượng quả xuất trong nước cũng như ngoài nước tăng khá cao. Ngoài ra quả bưởi còn được các ngành công nghiệp sấy khô đưa ra rất nhiều sản phẩm khô như, bưởi sấy, trà hoa bưởi sấy khô … và một số sản phẩm khác từ hoa và quả bưởi. Trên cơ sở đó vỏ bưởi còn được áp dụng làm nấu chè bưởi, nhiều sản phẩm nước hoa có mùi thơm rất dễ chịu, các tinh dầu tốt cho tóc có tác dụng làm mượt tóc và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả, hay tinh dầu tỏa tốt cho giấc ngủ được làm từ hoa và lá bưởi.
- Ngày nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây bưởi, cho ra nhưng trái bưởi to, chất lượng, cây ra quả nhanh. ..vv. Kết hợp cùng các tác dụng nhất định mà cây bưởi mang lại. Chính vì thế mà bưởi đang là cây trồng đang được người dân tin tưởng và trồng ở nhiều nơi.
Song bên cạnh đó, khi trồng bưởi người dân cũng như các nhà nghiên cứu cũng không tránh khỏi được các trường hợp sâu bệnh hại trên cây bưởi. Dưới đây là một số sâu bệnh hại trên cây bưởi mà chúng ta thường gặp.
- Một số sâu bệnh hại trên cây bưởi
1.Sâu vẽ bùa
– Lọai sâu vẽ bùa này có hinh dạng nhỏ, và nơi cư trú của chúng chủ yếu cuộn bên trong các lá non, và có kiểu lá xoăn lại.
– Thời điểm sâu vẽ bùa sinh sôi nhiều nhất là vào mùa xuân. Khi mầm và chồi, lá non bắt đầu bật lộc.
– Dấu hiệu nhận biết trên lá, trên quả: Khi bị sâu vẽ bùa cắn , trên lá và quả sẽ xuất hiện các đường đi, to nhỏ khác nhau, và có màu trắng.
– Nguyên nhân: Chủ yếu là do độ ẩm quá cao, độ ẩm ướt trên lá khá cao, và một phần là do đúng mùa sâu của loài vẽ bùa sinh sôi nhiều.
– Cách phòng trừ sâu vẽ bùa: Nếu thấy xuất hiện của sâu vẽ bùa tại các lá, hoặc cành thì chúng ta nên loại bỏ ngay cành lá đấy. Bên cạnh đó chúng ta sẽ dùng Polytrin 440 EC 25 ml hòa cùng với 10 lít nước. Hòa trộn và phun lên cây, sau đó quan sát tiếp xem còn xuất hiện lại nữa hay không.
Tuy nhiên để đảm bảo cho cây bưởi ít tái lại sâu bệnh này chúng ta có thể phòng bằng cách phun thuốc trừ sâu vẽ bùa trước khi bật lộc và khi cây cho quả non. Bằng cách phun thuốc trước 2 thời kỳ đấy chúng ta có thể hạn chế được sâu vẽ bùa phát bệnh và sinh sôi vào mùa xuân.
2.Sâu đục thân
– Đối với sâu đục thân chúng ta có thể nhận biết trên thân cây lộc vừng có các các lỗ nhỏ , và có các mùn gỗ rơi ra ngoài.
- Cách phòng tránh: Chủ động quan sát trên thân cây khoảng 20 nếu thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện nào, có lỗ hay có mùn thì phải mua thuốc trị ngay ở giai đoạn đầu.
- Tránh tình trạng để bệnh lây lan nặng hại đến cây .
- Ngoài ra chúng ta có thể dùng Busudin rắc bón quanh gốc, thuốc sẽ ngấm vào cây, khí đó sâu đục thân sẽ bị diệt ngay đầu tiên đục vào thân.
- Cách trị Sâu Đục Thân: Khi thấy xuất hiện của sâu đục thân chúng ta dùng VIBAM loại dùng để diệt trùng tuyến. Đưa trực tiếp thuốc vào trong lỗ đục của nó bằng bình xịt hoặc ống dẫn, ống tiêm…. Sau đó chúng ta sẽ tẩm thuốc vào các giấy mềm hoặc bông để bịt các lỗ sâu đó lại. Cách này sẽ làm sâu chết và an toàn cho cây.
3.Bọ xít
– Là loài thường có màu đen, màu xanh và có tuyến hôi, chúng ta có thể dễ nhìn ra loài này vì cơ thể của chúng không bé, và chúng biết bay. Dấu hiệu nhận biết loài này làm ảnh hưởng đến quả trực tiếp lên vỏ bên ngoài, có các vết chích và có nhựa chảy ra có màu vàng.
- Tác hại: Làm quả có các đốm xấu, chích quả non sẽ làm rụng quả..vv
- Biện pháp phòng trừ: Loài này nếu mới xuất hiện và ít chúng ta có thể dùng biện pháp thủ công bắt bằng tay hoặc sử dụng các biện pháp IPM, các bả chua ngọt để loại trừ nó. Hoặc nếu dịch phát rộng thì bắt buộc phải dùng đến thuốc bảo về thực vật như thuốc Bascide phun cho cây.
4.Nhện đỏ
– Nhện hại có 2 loại là loại nhện đỏ và loại nhện trắng Trên cây bưởi chúng ta hay thấy nhện đỏ là chủ yếu .
– Thời gian xuất hiện nhiều nhất: Mùa xuân. Thường chúng nằm ở dưới lá
– Dấu hiệu: Đây là loại chích hút nên khi nó chích hút lên lá, thì á có hiện tượng héo và có màu bạc lá hơn, lá không tươi và không được thẳng lá.
– Thuốc dùng đặc trị: Comite 73EC 10 ml pha với 10 lít nước phun cho cây.
5. Rệp
– dấu hiệu nhận biết: Có các tảng rệp màu xanh, màu sáp trắng, hoặc màu xám đen bám đầy trên lá.
– Nguyên nhân: do ẩm ướ, độ ẩm của lá và môi trường cao, là nguyên nhân cho các loài rệp và rầy xuất hiện và sinh sôi.
– cách phòng
+ Nếu trồng trên diện tích lớn chúng ta có thể sử dụng phương pháp dùng thuốc phun.
+ Nếu trồng ở nhà , chậu diện tích bé có thể kiểm soát được chúng ta có thể dùng các biện pháp đơn giản và thủ công như.
+ Dùng vòi nước xịt trực tiếp vào nhằm mục đích nước đẩy chúng ra ngoài theo dòng nước.
+ Cắt tỉa các cành, lá bị nhiễm nặng.
+ Dùng vật dụng như chổi để quét những chỗ lá có rệp hại.
+ Có thể dùng thuốc xịt của muỗi, thuốc xịt côn trùng để loại bỏ rệp.
– dùng Trebon 10 EC phun cho cây
6. Các bệnh thường hay hại cây bưởi
+ bệnh loét, loét ở quả. Dễ nhìn thấy ở quả, có các đốm đen có nhiều trên quả, gây loét và dẫn đến thối quả. Chúng ta có thể dùng thuốc phun Boocdo 1% khi thấy xuất hiện bệnh. Vì nếu để lâu sẽ làm bệnh lây lan và thiệt hại lớn.
+ Bệnh sẹo. Dấu hiệu nhận biết là có các vết sẹo khác lạ ở trên mặt lá, quả . Đặc biệt khi vào thời điểm độ ẩm cao, mưa nhiều. Cách trị là cắt bỏ các lá, các cành quả bị nặng. Sau đấy dùng thuốc Kocide53.8 DF phun cho cây để triệt để bệnh.
+ Bệnh chảy gôm và chảy mủ gốc. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là có các mủ chảy ra và đóng keo ngay tại vị trí ở gốc hoặc các cành.Cách trị chúng ta sẽ loại bỏ hết các gôm, các keo bám trên cây, cành và gốc sau đó chúng ta dùng Aliette 800 WP có nồng độ 0,3% phun lên cây để loại bỏ hết các dấu hiệu và bệnh xuất hiện tiếp theo.